Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

Phân biệt để tránh nhầm lẫn giữa 2 hệ màu CMYK và RGB trong thiết kế in ấn



Trong quá trình thiết kế, đôi khi chúng ta bị nhầm lẫn giữa 2 hệ màu CMYK và RGB, sự nhầm lẫn đó gây nên tình trạng in bị lệch màu. Đối với các bạn mới chập chững bước vào con đường design thì có lẽ khó mà phân biệt được hai hệ màu này, đôi khi không biết nên sử dụng màu CMYK hay RGB cho thiết kế của mình. Do đó, qua bài viết này, mình hy vọng sẽ cung cấp cho các bạn một số kiến thức cơ bản để có thể ứng dụng vào công việc của bản thân.

                                                    (Hệ màu RGB và CMYK)

1. Màu sắc là gì?
Theo thí nghiệm của bác học Newton thì sau khi chùm tia sáng trắng đi qua lăng kính thì nó thành một quang phổ, gồm nhiều màu đơn sắc sắp xếp cạnh nhau, được gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng. Bác học Newton cho rằng, ánh sáng mặt trời được cấu tạo bằng vô số những tia bức xạ lan rộng từ màu Đỏ đến màu Tím. Mỗi loại tia sáng tạo ra màu có bước sóng dài ngắn khác nhau, tia sáng có bước sóng ngắn thì sẽ bị khúc xạ nhiều hơn loại tia sáng có bước sóng dài.
Từ bảy màu trên quang phổ cầu vồng : Đỏ, Cam, Vàng, Lục, Lam, Chàm, Tím, người ta có thể phân biệt rất nhiều màu chuyển tiếp, trung gian, nối liền bảy màu này. Do đó, về mặt quang học, ta có thể khẳng định, màu sắc là ánh sáng, hay có thể gọi màu sắc là con đẻ của ánh sáng, là hiệu quả hiển thị của các loại ánh sáng có bước sóng dài ngắn khác nhau. Ngoài ra, màu sắc còn là do sự phản chiếu của ánh sáng trên những vật thể. Như vậy thì bản thân màu sắc là ánh sáng và bản thân vật thể ấy cũng có màu sắc.


2. RGB là gì?
RGB là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu cộng, thường được sử dụng để hiển thị màu trên các màn hình TV, monitor máy tính và những thiết bị điện tử khác (chẳng hạn như camera kỹ thuật số) và nó còn được coi là màu điện tử. RGB bao gồm những  màu sau :

R = Red (đỏ)
G = Green (xanh lá)
B = Blue (xanh dương)
Nguyên lý làm việc của hệ RGB là phát xạ ánh sáng, hay còn gọi là mô hình ánh sáng bổ sung (các màu được sinh ra từ 3 màu RGB sẽ sáng hơn các màu gốc)
 Nếu CMYK là nơi bạn bắt đầu từ một tờ giấy trắng và sau đó thêm các màu khác, thì RGB hoạt động ngược lại. Ví dụ, khi màn hình TV tắt thì nó tối đen, khi bạn bật nó lên nó sẽ thêm các màu đó, xanh lá cây, xanh dương, cộng thêm hiệu ứng tích lũy là màu trắng, để từ đó phát ra ánh sáng và hình ảnh.
Chế độ màu RGB có một gam màu lớn hơn nhiều so với CMYK, đặc biệt trong vùng các màu huỳnh quang sáng. Do đó, đối với các nội dung mà bạn muốn hiển thị trên web hoặc trong video, RGB là chế độ màu mà bạn nên chọn.
3. CMYK là gì?
CMYK là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu trừ, thường được sử dụng trong in ấn. Nó bao gồm các màu là :
C = Cyan (xanh)
M = Magenta (hồng)
Y = Yellow (vàng)
K = Black (Đen) (sở dĩ dùng từ K để chỉ màu đen vì ký tự B đã được dùng để chỉ màu Blue rồi, ngoài ra K còn có nghĩa là Key, mang ý chỉ cái gì đó là chủ yếu, là then chốt)
Nguyên lý làm việc của hệ CMYK là hấp thụ ánh sáng. Màu mà người ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ, hay nói cách khác, chúng hoạt động trên cơ chế những vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn khác chiếu tới.

Nghĩ về màu CMYK thì dễ dàng hơn bởi vì chế độ dường như tuân theo các quy tắc đã được học ở trường. Trộn màu xanh (Cyan) với màu hồng (Magenta) sẽ cho ra màu xanh dương (Blue), màu hồng (Magenta) với màu vàng (Yellow) sẽ cho ra màu đỏ (Red), màu xanh (Cyan) với màu vàng (Yellow) sẽ cho ra màu xanh lá cây (Green), ba màu Cyan, Magenta, Yellow kết hợp lại sẽ cho ra màu Đen (Black).
Các máy in ngày nay sử dụng bốn mực CMYK để tạo nội dung in màu. Do đó, đối với các nội dung mà bạn muốn in, bạn nên chọn chế độ màu CMYK.


4. Chuyển đổi qua lại giữa các mode màu



Trong hầu hết các phần mềm đồ họa đều có chức năng cho bạn chuyển đổi qua lại giữa các mode màu, mình chỉ giới thiệu cách làm ở 2 phần mềm thông dụng nhất là Photoshop và Illustrator để các bạn tham khảo :

Trong Illustrator : Vào menu File > Document Color Mode > CMYK Color (hoặc RGB Color)
Trong Photoshop : Vào menu Image > Mode > chọn mode mình muốn chuyển
Tuy nhiên, do CMYK là hệ màu trừ và RGB là hệ màu cộng nên khi chuyển đổi qua lại sẽ không tránh khỏi tình trạng bị lệch màu. Sau khi chuyển đổi, các thông số của từng màu sẽ không phải số nguyên chẵn mà là các số thập phân lẻ, tùy theo mode màu mà kết quả các bạn nhận được sẽ sáng hơn hoặc tối hơn màu ban đầu.
-----------------------
Thiết kế in ấn logo, card visit Hồng Quân Malo: Vì sao bạn nên chọn chúng tôi?


- Sản phẩm thiết kế chuyên nghiệp, bài bản
- Tư vấn nhiệt tình và thiết kế cho đến khi khách hàng hài lòng!
- Mức giá cạnh tranh trên toàn quốc
- Hỗ trợ tối đa các dịch vụ chỉnh sửa, in ấn sau này
- Cung cấp file gốc cho khách hàng
 Một số thông tin bạn cần cung cấp khi đặt in catologue

- Kích thước mong muốn
- Số trang
- Chất liệu giấy
- File nội dung
 Nội dung cơ bản của catalogue

- Trang bìa: Tên công ty + Hình ảnh minh họa + Logo + Website
- Giới thiệu công ty: 1 trang
- Danh sách sản phẩm và dịch vụ
- Thông tin bổ sung
- Bìa sau: Hình ảnh minh họa, Logo + Thông tin liên hệ
 Để nhận báo giá chính xác, bạn có thể liên hệ qua face nick Hong Quan Malo hoặc qua số hotline: 0812.412.698 để được tư vấn và báo giá trực tiếp.

Không có nhận xét nào:
Write nhận xét